Thiết lập ranh giới

Trẻ em và thanh thiếu niên thích thử cha mẹ, mọi người xung quanh và chính bản thân mình. Điều này là hoàn toàn bình thường và không thể cấm đoán. Bởi vì thông qua hình thức này, các em hiểu rõ hơn về bản thân và môi trường sống trực tiếp của mình. Tùy thuộc vào độ tuổi sẽ hình thành các kỳ vọng khác nhau, có thể thay đổi theo thời gian và cần được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Trong mối quan hệ thứ bậc giữa cha mẹ và con cái, việc tạo ra giới hạn trở nên khó khăn vì chúng ta không nên thiết lập các quy định đầy cưỡng ép và khó hiểu, khó thực hiện. Mặc dù ganh giới nên có chức năng bảo vệ, nhưng trẻ em nên có các trải nghiệm sai lầm để rút kinh nghiệm. Với nguyên tắc: làm cha mẹ, bạn luôn là tấm gương cho con. Những việc mà bạn yêu cầu con bạn thực hiện, thì bạn nên hỗ trợ bằng các ví dụ, kinh nghiệm của chính bạn. Hãy tự nhận thức rằng giới hạn bạn nên đặt ra không chỉ cho con mà còn cho chính bản thân mình.

Bạo lực luôn là (!) một giải pháp tiêu cực khi bị vượt quá giới hạn và trong các tình huống xung đột. Xung đột và các cuộc trò chuyện quá nhiều cảm xúc đôi khi để lại sự bực bội và giận dữ, đó là điều bình thường.  Ở thời điểm này, điều quan trọng là không nên khước từ rằng trẻ đang rất khó chịu, bực mình. Trong mọi trường hợp, lựa chọn các hành động bạo lực đối với con trẻ là không thể biện minh. Lúc này, một giới hạn được đặt ra cho bạn với tư cách là cha mẹ là bạn cần xin lỗi nếu đã đánh con và tình hình trở nên căng thẳng. Suy ngẫm về hành động đánh con của bạn và nhận ra những trải nghiệm tiêu cực hình thành mà bạn đang truyền lại cho con bạn thông qua bạo hành.

Điều quan trọng là giới hạn phải nhất quán, nhưng không cứng nhắc: Khi trẻ lớn hơn, có thể tự chịu trách nhiệm hơn và học được những điều mới thì các quy tắc phải được thay đổi và giới hạn phải được điều chỉnh. Nhưng bạn nên nói điều này cho con bạn – nếu không thì dường như các quy tắc sẽ bị thay đổi hoặc hủy bỏ một cách tùy tiện.

Hãy giành thời gian của bạn để giải thích cho con tại sao một số điều không được phép làm – điều này không có nghĩa là con bạn sẽ ngay lập tức từ bỏ mong muốn ban đầu của mình hoặc chấm dứt ngay một hành vi nhất định, nhưng về lâu dài loại giao tiếp này có thể khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên đáng tin cậy. Hãy trung thực với bản thân và con của bạn. Khi đưa ra quyết định vì lợi ích của riêng bạn, bạn cũng nên nói với con rằng đây là mong muốn của bạn.